Laptop là một công cụ gần như không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Laptop có thể được sử dụng phục vụ công việc, học tập, giải trí – những nhu cầu rất cơ bản của người dùng công nghệ.
Việc laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình có thể sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm và việc học của người dùng. Thế nên ngay sau đây PCTech sẽ đưa ra hướng xử lý cho vấn đề laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình.
Laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình: Nguyên nhân chính và hướng xử lý
Trường hợp lỗi này là khi bạn khởi động laptop, đèn led nguồn vẫn sáng, quạt tản nhiệt vẫn quay, thậm chí bạn có thể nghe được âm thanh phát ra từ linh kiện bên trong laptop, điều đó chứng tỏ laptop vẫn đang chạy thế nhưng chỉ điều duy nhất khác biệt đó là màn hình không sáng, hoặc rất tối. Trong trường hợp này bạn nên thử kết nối cáp tín hiệu của laptop vào cổng VGA để kết nối với máy chiếu hoặc một cái màn hình khác. Nếu kết nối ra màn hình ngoài mà vẫn hiển thị bình thường thì bạn cần thay màn hình mới cho laptop. Nếu cắm kết nối ra màn hình ngoài vẫn không hiển thị thì bạn hãy thử tháo máy vệ sinh thanh RAM sau đó lắp lại xem như thế nào. Vì rất có thể trong trường hợp này chân thanh RAM bị bám bụi bẩn hoặc đã chết làm gây lỗi laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình.
Ngoài ra lỗi laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình cũng rất có thể do nguyên nhân ở đèn (backlight) hoặc cao áp màn hình bị hỏng. Chi tiết này có thể sửa chữa với chi phí không cao lắm. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân khác đó là Mainboard của laptop bị hỏng. Trên mainboard sẽ có các chip, IC, tụ điện, điện trở, vi xử lý và rất nhiều các linh kiện điện trở khác. Một trong những hư hỏng của mainboard dẫn đến tình trạng laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình là do lỗi BIOS ở mainboard. BIOS là viết tắt của Basic I/O System tức “Hệ thống xuất nhập cơ bản” của laptop.
Nhiệm vụ của BIOS là giao tiếp mức cơ bản với người dùng từ lúc bật nguồn đến lúc hệ điều hành bắt đầu được khởi chạy và cho phép tùy chỉnh thiết lập cấu hình như chọn ổ đĩa khởi động hay chỉnh ngày giờ hệ thống. Thường thì lỗi BIOS ở mainboard là do pin nuôi CMOS đã cạn hoặc cài đặt CMOS setup sai.
Tất nhiên là những hư hỏng này đều có thể được sửa chữa, tuy nhiên PCTech khuyên các bạn không nên tự sửa chữa tại nhà mà nên đưa đến các trung tâm bảo hành. Bởi lẽ sửa chữa liên quan đến phần cứng laptop đòi hỏi người làm có kỹ thuật cao kèm sự hỗ trợ của những công cụ chuyên môn cần thiết, thế nên các bạn không nên tự tháo lắp sửa chữa phần cứng tại nhà để tránh những sai sót không đáng có.
Các bạn thân mến, PCTech vừa chia sẻ đến các bạn nguyên nhân lỗi laptop lên đèn nguồn nhưng không lên màn hình và hướng xử lý tối ưu nhất. Hy vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm hiểu biết về vấn đề này và tìm ra được hướng xử lý tốt nhất cho trường hợp mà laptop của mình mắc phải.
Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn.