ĐT
0283 882 1819
GIỜ MỞ CỬA
Hỗ trợ Online 24/24

Quạt tản nhiệt máy tính là gì ?


Case Fans, nghe có vẻ đơn giản – tuy nhiên cụm từ này không chỉ để chỉ những bộ quạt thông thường trên case máy tính đâu. Hãy tìm hiểu chúng là gì nhé.
.
Fan là quạt. Case là thùng máy tính. Theo định nghĩa thì hình bên trên đích thị là 1 case fan hoàn chỉnh…
Đùa chút xíu cho vui thôi. Đây mới là quạt cho thùng máy (Case Fans) đích thực:

Nhiệm vụ chính của các quạt này là đưa không khí vào và ra case để tạo áp suất chủ động hay bị động như bài viết Những điều cơ bản về dòng khí trong case máy tính đã đề cập khiến cho các linh kiện trong case được mát mẻ, tránh bị thermal throttling (Giật lag do nhiệt độ cao) nếu dùng tản nhiệt khí hay làm mát radiator (Lưới tản nhiệt) nếu dùng tản nhiệt nước.

Quạt trên 1 tản nhiệt nước trọn gói

Quạt case có nhiều kích cỡ khác nhau từ 80 đến 200 mm nhưng được sử dụng rộng rãi hơn cả là loại có đường kính 120 và 140 mm. Về màu sắc cũng đa dạng không kém khi có đủ từ các loại cứng cáp không màu mè tới RGB sặc sỡ sắc màu.

Từ 80 tới 200 mm


Xu thế RGB sẽ dẫn đầu năm 2017

Để các quạt này hoạt động thì phải cấp nguồn điện thích hợp. Nguồn điện có thể dẫn trực tiếp từ PSU bằng đầu molex hoặc cắm vào bo mạch chủ bằng các đầu cắm 3 hoặc 4 pins. Điểm khác biệt giữa 2 loại này nằm ở khả năng điều khiển tốc độ quạt (PWM Power Management).

Đầu Molex
 

Đầu 4 pins…


Cắm vào các đầu 4 pins trên bo mạch chủ

Quạt có đầu 3 hoặc 4 pins thuòng có giá cao hơn các quạt chỉ có đầu molex vì có thể điều khiển tốc độ bằng phần mềm hoặc ngay trên giao diện BIOS.

Điều khiển ngay trên BIOS

Nếu có nhiều hơn fan mà không đủ đầu cắm trên bo mạch chủ thì có thể sử dụng fan splitter hay fan hub

Fan Splitter

Fan Hub
 

Case fans, cần bao nhiêu là đủ?

Chắc chắn là không cần phủ hết bề mặt như thế này rồi…Tiếp nối với phần 1 của bài viết, sau đây là một thí nghiệm nho nhỏ để kiểm tra nhiệt độ của CPU và GPU khi không có/có ít/có nhiều quạt trong case:
Cấu hình sử dụng:

  • Intel core i7 6700k không OC
  • Main Asus Z170 A
  • GPU Gigabyte Windforce R9 290
  • Tản nhiệt Cooler Master Hyper T4
  • Case Cooler Master Maker 5
  • Fans Cooler Master 120 mm
  • Sử dụng các bài stress test CPU và GPU từ Furmark.

Sau đây là kết quả khi chỉ có 1 quạt case (Quạt của Hyper T4 dùng để so sánh nhiệt độ nên không tính)

Có thể thấy sự chênh lệch nhiệt độ giữa không có quạt nào với chỉ có 1 quạt rất đáng chú ý, chênh lệch gần 7 độ ở CPU và 12 độ ở GPU. Tuy nhiên nhiệt độ này chưa phải là lý tưởng để chơi game trong thời gian dài vì CPU vẫn trên 60 độ và GPU vẫn trên 80 độ. (Lưu ý đây là GPU của AMD nên nhiệt độ hoạt động tầm 90 vẫn không bị thermal throttling (Giật lag do nhiệt độ cao)

Còn sau đây là kết quả khi có nhiều hơn 2 quạt case

Có thể thấy nhiệt độ lại hạ thêm nữa so với chỉ có một quạt case mà thôi (Hơn 10 độ ở CPU và 6 độ ở GPU. Có nhiều hơn 3 quạt sẽ giảm nhiệt độ ở CPU đi dưới mức 60 độ và GPU sẽ chạy dưới mức 80 độ một cách thoải mái. Tuy nhiên bắt đầu từ 4 quạt trở đi thì sự chênh lệch chỉ còn 1 tới 3 độ mà thôi.
Như vậy có thể thấy 3 quạt cho case + quạt cho tản nhiệt khí là đủ vì nếu bỏ tiền nhiều hơn nữa để mua thêm quạt gắn phía trên sẽ hơi lãng phí.
Chúc anh em có thể chọn được giải pháp tản nhiệt phù hợp với chiếc case và nhu cầu của bản thân.

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

ĐĂNG KÝ

HỘP THƯ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TIN MỚI NHẤT